McCorn's Premium Mart

Ý nghĩa của tiêu chuẩn Gluten Free và No High Fructose Corn Syrup trên bao bì thực phẩm

Thứ Hai, 31/07/2023
NGÔ NGỌC BÌNH

1. Gluten Free Là Gì?

Gluten Free là xu hướng nói không với Gluten – hỗn hợp của hai loại protein là glutenin và gliadin, thường được tìm thấy trong thành phần của lúa mạch đen, lúa mì, tiểu hắc mạch, mì căn và các loại phụ gia dùng trong thực phẩm chế biến sẵn như kem, nước dùng, thức ăn đóng hộp,….

gluten free la gi

Gluten Free là xu hướng nói không với Gluten (Nguồn: Internet)

Gluten ở dạng hơi nhầy, có tác dụng tạo độ kết dính khi bạn trộn nước với các loại bột mì đồng thời còn giúp bột trở nên dẻo mịn hơn. Hiện nay, hợp chất gluten có mặt trong hầu hết các loại bánh mì, bánh pizza, bánh ngọt, bánh quy và đồ ăn nhẹ nướng… Không những thế, chính vì tính năng tạo đàn hồi mà  Gluten cũng được sử dụng như một chất làm đặc trong bánh kẹo, súp, quy trình chế biến các loại hải sản, thịt, marinades, nước tương, thực phẩm chức năng, chè, thuốc.

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 10% dân số mắc một số bệnh nhạy cảm với Gluten. Bộ phận nhỏ này nếu ăn phải thức ăn chứa Gluten thì có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng hoặc mắc một số triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, đầy hơi, táo bón, nôn mửa, kích ứng da, chóng mặt, mệt mỏi, trầm cảm, chuột rút. Theo một số cuộc nghiên cứu gần đây nhất cho biết tỷ lệ người mắc các bệnh liên quan đến Gluten hiện đang liên tục leo thang, ước tính đã tăng gấp bốn lần trong 50 năm qua. Do đó, xu hướng Gluten Free – nói không với Gluten đang dần phổ biến và nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía nhiều người.

2. Những Điều Cần Biết Về Gluten Free

Đối với những người mắc những bệnh liên quan đến Gluten thì trong khẩu phần ăn phải tuyệt đối không đụng đến lúa mạch, mạch nha, lúa mì và tất cả những thực phẩm chế biến từ các loại bột này. Chưa dừng lại ở đó, bạn cũng phải cẩn thận với các thực phẩm chế biến sẵn, các loại mỹ phẩm, dược phẩm, sử dụng Gluten để tạo độ đặc. Để thay thế những thực phẩm trên, mọi người có thể sử dụng ngô, gạo, khoai tây, rau củ, thịt cá, trứng và các sản phẩm từ sữa để thay thế. Đây là những nguồn cung cấp protein tuyệt vời mà không hề chứa Gluten. Ngoài ra, bạn cũng nên thay thế bia bằng các loại thức uống lành mạnh khác không chứa Gluten như rượu vang ở mức độ vừa đủ.

su dung do an thuc uong khong chua gluten

Sử dụng đồ ăn, thức uống không chứa Gluten là điều bắt buộc đối với những bạn mắc
phải những căn bệnh liên quan đến Gluten (Nguồn: Internet)

Công bằng mà nói, Gluten Free chỉ nên thực hiện nghiêm ngặt đối với những người mắc một số bệnh liên quan đến hợp chất Gluten. Còn nếu không, chúng ta vẫn có thể sử dụng các loại thực phẩm như ngũ cốc, mạch đen, lúa mì… như bình thường. Vì đây chính là một nguồn bổ sung vitamin B tự nhiên dồi dào, rất có lợi cho sức khỏe. Như vậy, cốt lõi của xu hướng Gluten Free khi áp dụng rộng rãi với nhiều người là không phải loại những thực phẩm chứa Gluten ra khỏi thực đơn mà nên hạn chế việc sử dụng các loại thực phẩm chế biến công nghiệp có bổ sung Gluten như một loại phụ gia. Còn Gluten tự nhiên có trong các loại hạt, ngũ cốc sẽ không ảnh hưởng gì nếu bạn không mắc các loại bệnh liên quan đến Gluten (các bạn có thể tham khảo bài viết Gluten là gì? Hàm lượng gluten trong bột mì là bao nhiêu? Để hiểu hơn về gluten tự nhiên)

Với những thông tin trên, Hướng Nghiệp Á Âu hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về xu hướng Gluten Free – nói không với Gluten và có một chế độ ăn uống hợp lý với tình hình sức khỏe của mình.

1 Đường HFCS là gì?

Đường HFCS là gì?Đường HFCS là gì?

Đường HFCS là viết tắt của cụm từ High-Fructose Corn Sugar, là một loại đường có nguồn gốc từ bắp (ngô) và có hàm lượng fructose cao.

Đường HFCS thường được sử dụng dưới dạng syrup (siro) - một chất tạo ngọt trong quá trình chế biến thực phẩm.

2 Tại sao gọi là đường ngô giàu Fructose?

Tại sao gọi là đường ngô giàu Fructose?Tại sao gọi là đường ngô giàu Fructose?

Đường HFCS là một loại đường được dùng để tạo nên vị ngọt trong quá trình chế biến thực phẩm, làm nước ngọt với quy mô công nghiệp.

HFCS được gọi là đường ngô giàu Fructose bởi khi được đặc chế thành một dạng đường lỏng (syrup) từ tinh bột ngô, glucose có trong tinh bột ngô đã được chuyển hóa thành fructose nhờ các enzym được nhà sản xuất cho vào.

So với các loại đường khác như đường cát, đường mía, đường mật… thì đường fructose có cấu trúc phân tử chỉ bằng một nửa các loại đường này, vì vậy đường fructose sẽ có tốc độ hoà tan nhanh hơn và dễ hấp thụ vào máu hơn.

Đường fructose có vị ngọt giống với vị của một trái nho chín, chúng ngọt hơn đường glucose và gần giống với đường ăn thông thường.

3 Quy trình sản xuất HFCS

Quy trình sản xuất HFCSQuy trình sản xuất HFCS

Nguyên liệu chính để sản xuất HFCS là bắp (ngô) đã được thay đổi bộ mã di truyền (GMO). Người ta sẽ xay nhuyễn những trái ngô để lấy chất xơ và tinh bột. Sau đó sẽ thu lấy phần dịch ngọt trong hỗn hợp này, cô đặc, kết tinh và sản xuất chúng thành đường ngô hay syrup ngô.

Để tạo ra đường có độ ngọt đậm hơn, hàm lượng glucose trong syrup ngô sẽ được chuyển hóa thành fructose nhờ một phản ứng hóa học có sự tham gia của một loại enzym chuyên biệt.

Với quy trình sản xuất như thế, độ ngọt của HFCS sẽ phụ thuộc vào lượng glucose được chuyển hóa thành fructose, fructose được chuyển hoá càng nhiều thì độ ngọt của syrup ngô sẽ càng cao.

Điều này cũng giải thích cho những con số được in trên bao bì, chính là tỷ lệ đường fructose có trong nó. Ví dụ như đối với đường HFCS-90, nghĩa là loại đường này có đến 90% fructose và được coi là loại đường có độ ngọt cao nhất trên thị trường.

Có một loại đường HFCS phổ biến khác đó là HFCS-55. Thành phần của HFCS-55 gồm 55% fructose và 42% glucose, phần còn lại là các hợp chất khác hỗ trợ trong việc bảo quản sản phẩm. Đường HFCS-55 có vị ngọt tương tự như đường ăn hằng ngày nên đây là loại đường được sử dụng nhiều nhất trên thị trường cũng như trong ngành pha chế.

4 Sự khác biệt của đường HFCS và đường ăn thông thường

Sự khác biệt của đường HFCS và đường ăn thông thườngSự khác biệt của đường HFCS và đường ăn thông thường

Đường HFCS có vị ngọt khá giống với đường ăn thông thường nên chúng cũng thường được thay thế cho các loại đường mía, đường tinh luyện hay đường cát. Tuy nhiên giữa các loại được này cũng có một vài sự khác biệt.

Điểm khác biệt rõ ràng nhất đó chính là đường HFCS thường ở dạng lỏng (syrup) còn đường ăn thì ở dạng rắn. Vì yếu tố này nên khả năng liên kết của chúng cũng khác nhau. Vì ở dạng lỏng nên đường HFCS có mật độ liên kết giữa các phân tử đường rất thấp, trong khi đó đường ăn có mật độ liên kết chặt chẽ hơn nhiều.

Chính sự khác biệt này nên trong ngành pha chế, người ta thường dùng đường HFCS hơn là đường ăn thông thường.

5 Tác động của HFCS đến sức khỏe

Tác động của HFCS đến sức khỏeTác động của HFCS đến sức khỏe

Theo chuyên gia quản trị chất lượng - Ths Vũ Thế Thành, HFCS không bổ béo cho cơ thể mà lại có nguy cơ làm tăng béo phì.

Cơ quan duy nhất trong cơ thể có chức năng chuyển hóa fructose với hàm lượng lớn đó là gan. Gan sẽ chuyển hóa fructose thành dạng sử dụng được cho tế bào hoặc đưa vào máu, nhưng nếu hàm lượng fructose bị quá tải, gan sẽ chuyển hóa thành dạng dự trữ là chất béo.

Chất béo nếu tích tụ trong gan sẽ có hại cho cơ thể, gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Chúng cũng được đưa đến các bộ phận khác trong cơ thể dưới dạng dự trữ như mỡ dưới da, vùng eo, vùng bụng, vùng mặt hay ở cả mạch máu.

Nếu chất béo tích tụ trong máu quá nhiều sẽ dẫn đến hội chứng máu nhiễm mỡ, ngoài ra lượng đường cao còn gây ra một số bệnh khác như tiểu đường loại 2, xơ vữa động mạch, béo phì,...

6 Có nên sử dụng HFCS?

Có nên sử dụng HFCS?Có nên sử dụng HFCS?

Viết bình luận của bạn

Tin tức liên quan

hotline 093 657 6470 facebook McCorn's Premium Mart zalo 096 515 45 16 email mccorns.deli@gmail.com
Chat