Tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm của Mỹ và Úc
Thực phẩm nhập khẩu vào Úc phải tuân thủ các quy định có liên quan trong luật Kiểm soát thực phẩm nhập khẩu năm 1992 và bộ luật Tiêu chuẩn thực phẩm Úc và New Zealand.
a) Thông tin để xác định thực phẩm, gồm có:
– Tên thực phẩm.
– Thông tin xác định lô hàng. Tuy nhiên, thông tin xác định lô hàng không áp dụng cho sản phẩm thực phẩm được đóng từng gói nhỏ.
– Tên và địa chỉ của nhà cung cấp tại Úc hoặc New Zealand.
b) Thông tin về các cảnh báo, tư vấn và khai báo, gồm có: thông tin tư vấn bắt buộc; thông tin cảnh báo bắt buộc nếu trong thực phẩm có thành phần sữa ong chúa và phải ghi rõ sản phẩm này có chứa thành phần là sữa ong chúa, được cảnh báo là có thể gây dị ứng nghiêm trọng và có thể ảnh hướng tới tính mạng, đặc biệt là đối với người bị hen và dị ứng; và thông tin khai báo bắt buộc đối với một số thực phẩm và chất có trong thực phẩm cụ thể.
c) Thông tin về thành phần, bao gồm liệt kê tất cả các thành phần theo tên thông thường, mô tả hoặc tên chung; các thành phần này phải được kiệt kê theo thứ tự giảm dần về tỷ trọng; khai báo về các thành phần thay thế; khai báo về các chất phụ gia; và khai báo về các vitamin và khoáng chất.
d) Thông tin về thời gian, bao gồm các thông tin như hạn sử dụng, ngày sản xuất…
e) Thông tin về hướng dẫn sử dụng và điều kiện bảo quản.
f) Thông tin về dinh dưỡng của thực phẩm.
Không áp dụng nhãn dinh dưỡng cho các sản phẩm thực phẩm sau, trừ phi có yêu cầu cụ thể:
– Đồ uống có cồn.
– Thảo mộc, gia vị.
– Giấm, chất làm chua.
– Muối iốt, muối nói chung.
– Trà hoặc cà phê, trà hoặc cà phê pha sẵn.
– Chất phụ gia thực phẩm.
– Trái cây, rau, thịt và hải sản.
g) Thông tin về các thành phần cấu tạo đặc trưng của thực phẩm.
h) Thông tin về quốc gia xuất xứ của thực phẩm trên nhãn dán. Các chất được thêm vào hoặc có sẵn trong thực phẩm phải đáp ứng các yêu cầu sau:
– Chủng loại, màu sắc và mức độ cho phép.
– Vitamin và khoáng chất trong thực phẩm, bao gồm danh sách các vitamin và khoáng chất được phép sử dụng, tính toán lượng vitamin và khoáng chất cho phép, việc sử dụng Vitamin D làm chất dinh dưỡng trong ngũ cốc ăn sáng và quy định về dán nhãn đối với ngũ cốc ăn sáng có chứa Vitamin D.
Yêu cầu về các chất tồn dư và các chất gây ô nhiễm đối với thực phẩm phải đáp ứng được:
– Thông tin về các yêu cầu đối với các chất độc hại, bao gồm quy định các mức độ cụ thể đối với các chất này được phép có trong thực phẩm.
– Thông tin về các yêu cầu đối với hoá chất AGVET (là các sản phẩm hoá chất nông nghiệp hoặc các sản phẩm hoá chất thú y), bao gồm các quy định cụ thể về mức độ cho phép hoá chất này có trong thực phẩm.
– Thông tin về các yêu cầu đối với thực vật và nấm bị cấm và hạn chế trong thực phẩm, bao gồm danh sách các loại thực vật và nấm bị cấm.
Tiêu chuẩn GMP trong sản xuất dược phẩm quy định các trang thiết bị, máy móc, phải được thiết kế và lắp đặt tại cá vị trí phù hợp tại nhà máy.
Theo đó, các nhà máy sẽ phân chia các bộ phận sản xuất theo khu vực với chức năng riêng biệt. Điều này giúp đảm bảo nguyên liệu hoặc phế liệu không bị trộn lẫn với nhau, dễ dàng kiểm soát độ an toàn của sản phẩm và thuận tiện vệ sinh, bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị. Tiêu chuẩn về quy trình chế biến
Tiêu chuẩn GMP thực phẩm chức năng sẽ giám sát tất cả các giai đoạn trong quá trình sản xuất. Trong đó, gồm khâu nhập nguyên liệu đầu vào, các bước chế biến, đóng gói và bảo quản sản phẩm.
Nhờ đó, các cơ sở sản xuất có thể nhanh chóng kiểm soát các công đoạn sản xuất và kịp thời phát hiện sai sót. Từ đó, chủ động khắc phục sự cố và tránh sản xuất các sản phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tiêu chuẩn về nhân sự
Tất cả các nhân sự trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất đều phải nắm vững quy định, yêu cầu cụ thể của tiêu chuẩn GMP trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe và dược phẩm.
Theo đó, đội ngũ nhân sự cần có trình độ, năng lực, sức khỏe và làm việc đúng chuyên môn để đảm bảo đạt năng suất tốt nhất. Đồng thời, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo để kịp thời cập nhật các quy định mới của GMP trong ngành dược nhằm giúp cán bộ nhận viên thực hiện đúng, đủ nội quy đã đề ra. Tiêu chuẩn bảo quản, phân phối sản phẩm
Tiêu chuẩn GMP trong sản xuất dược phẩm quy định rõ ràng về các điều kiện bảo quản sản phẩm tại nhà máy. Cơ sở sản xuất đảm bảo giám sát chặt chẽ vệ sinh an toàn từ các cơ sở vật chất cơ bản như điều kiện ánh sáng, nhiệt độ,… hoặc điều kiện môi trường vi sinh vật, vi sinh…
Có thể nói, tiêu chuẩn GMP trong sản xuất dược phẩm hay tiêu chuẩn GMP thực phẩm chức năng là một trong những quy định tiên quyết để đánh giá chất lượng sản phẩm. Việc thường xuyên kiểm tra, đánh giá quy trình sản xuất sẽ đảm bảo sản phẩm có độ an toàn cao trước khi đưa ra thị trường và tới tay người tiêu dùng.
Tin tức nổi bật
Tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm của Mỹ và Úc
31/07/2023
CÔNG THỨC BÁNH BURRITO GÀ ĐƠN GIẢN
31/07/2023
BÁNH QUY BƠ ĐẬU PHỘNG KÈM MỨT NAM VIỆT QUẤT
31/07/2023